Cách làm giảm độ pH trong nước để đảm bảo sức khỏe

Độ pH là một thuật ngữ phổ biến. Vậy độ pH là gì? Tại sao cần tìm hiểu về độ pH và cách làm giảm độ pH trong nước ra sao? Tất cả sẽ được bật mí qua bài viết dưới đây.

Độ pH và ví dụ về độ pH

Hiểu nôm na, pH là một chỉ số được sử dụng để đo tần suất hoạt động của các loại ion H+ tồn tại trong môi trường dung dịch thông qua sự tác động của một hằng số điện ly.

Độ pH và ví dụ về độ pH
Độ pH là gì?

Một số ví dụ về độ pH trong nước như sau:

  • Trong nước sinh hoạt, độ pH thường nằm ở ngưỡng khoảng 7.5.
  • Trong nước đóng chai, độ pH thường nằm ở ngưỡng khoảng 6.5 – 7.5.
  • Trong nước có tính kiềm (nước được tạo ra từ máy lọc nước), độ pH nằm ở khoảng từ 8 – 9.

Cách đo độ pH trong nước

Đo độ pH trong nước để kịp thời áp dụng cách làm giảm độ pH trong nước. Hiện nay, có thể đo bằng các cách sau:

Độ pH trong nước có ảnh hưởng như thế nào?

Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

Bộ Y tế quy định về chất lượng nước sinh hoạt, trong đó chỉ tiêu về độ pH phải đạt trong ngưỡng từ 6 – 8.5. Song theo khuyến cáo, nếu sử dụng nước có độ pH dưới 7 thì gây hại cho sức khỏe, bởi trong nước có axit, có thể làm mòn kim loại lâu dần tác động xấu đến sức khỏe.

Độ pH trong nước và tác động của chúng
Độ pH có tác động nhất định đến sinh vật và con người

Khi độ pH trong nước quá thấp, nước mang tính axit sẽ gây nên các bệnh như đau nhức xương khớp, trĩ, viêm loét dạ dày, các bệnh về da… Còn khi mang tính bazo sẽ gây nên các bệnh như: Viêm bàng quang, sỏi thận, táo bón…

Ảnh hưởng đến các sinh vật sống trong nước

Trong ngày, độ pH không nên biến động trên 0.5. Nếu biến động quá lớn sẽ gây nên hiện tượng sốc và bỏ ăn ở các sinh vật như tôm, cá.

Tôm bị chậm phát triển, nhiễm bệnh hoặc chậm lớn nếu độ pH cao hoặc thấp kéo dài. Độ pH phù hợp với tôm sú nằm ở ngưỡng từ 7.8 – 8.5.

Cách làm giảm độ pH trong nước

Cách làm giảm độ pH trong nước
Làm giảm độ pH trong nước sẽ giúp bạn chủ động đảm bảo chất lượng của nguồn nước

Làm sao để giảm độ pH trong nước? Sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu độ pH cao. Do đó, cần cân bằng được độ pH, bằng các cách làm giảm độ pH trong nước như sau:

Sử dụng nước mưa

Đây là cách hạ pH nước khá tự nhiên. Axit tồn tại ở một hàm lượng nhỏ trong nước mưa, với độ pH khoảng 4 – 5. Ngoài ra, nước mưa là thuộc về thiên nhiên, do đó an toàn, ít tạp chất và có thể sử dụng. Dùng nước mưa để trộn vào nguồn nước đang có độ pH cao là cách làm giảm độ pH trong nước hiệu quả.

Sử dụng hóa phẩm

Ngày nay, hóa phẩm được sản xuất như một loại dung dịch hữu hiệu để làm giảm độ pH trong nước. Chúng được phân phối phổ biến ở các cửa hàng cá cảnh, hoặc các địa điểm sử dụng để xử lý nước thải công nghiệp.

Nắm rõ các cách làm giảm độ pH trong nước sẽ giúp bạn chủ động đảm bảo chất lượng của nguồn nước đang sử dụng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn!

Để lại một bình luận