Nguồn nước bị nhiễm chì và biện pháp xử lý

Một trong những yế tố gây nên các bệnh nhanh nhất là thông qua đường nước. Việc sử dụng nước có chứa các tạp chất gây hại càng làm tăng vấn nạn người dân mắc phải những bệnh khó chữa. Đặc biệt, tình trạng nước nhiễm chì ngày càng phổ biến. Nên nhiều hộ gia đình đang trong quá trình tìm hiểu về vấn đề nguồn nước bị nhiễm chì và biện pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là một số điều liên quan đến vấn nạn nước nhiễm chì cần khắc phục ra sao.

Một vài cách giúp nhận biết nước nguồn nhiễm chì

Nước ô nhiễm ở một số nguồn thường chứa một lượng chì lớn. Gây ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe người dùng. Để nhận biết nước nguồn của bạn có nhiễm chì hay không có thể áp dụng qua 2 phương thức dưới đây để đánh giá chất lượng nước nhé.

  1. Sử dụng máy đo chỉ số chì:

Là phương pháp đo chì nhanh chóng. Nhưng với thiết bị bị đo này không đưa r acon số cụ thể về chất lượng của nguồn nước. Mà chỉ cho biết những chất chứa trong nước.

  1. Kiểm tra tại các phòng thí nghiệm:

Mang mẫu nước nguồn đến trực tiếp các phòng xét nghiệm để phân tích chất lượng nước. Tại đây nước sẽ được báo cáo chi tiết về thành phần, tạp chất nào có trong nước. Từ đó khách hàng có thể lựa chọn thiết bị lọc phù hợp với nước ngầm của mình.

Một số nguyên nhân chính làm nước bị nhiễm chì

– Do đường ống dẫn bị rỉ sét:

+ Đây là nguyên nhân phổ biến ở nhiều nguồn nước hiện nay. Với chất liệu làm từ kim loại có chứa thành phần chỉ hay chì có tính ăn mòn cao. Dễ gây ra hiện trạng phát tán ion chì và hòa tan vào nước.

+ Nếu các téc chứa nước được làm từ inox kém chất lượng cũng góp phần là nguyên nhân khiến nước bị nhiễm chì.

– Do các chuỗi phản ứng hóa học trong nước:

+ Điển hình như oxy hòa tan hay độ pH.

+ Hàm lượng chất khoáng có trong nước cũng là nguy cơ gây nên tình trạng nước bị nhiễm chì.

+ Hay oxi có trong nước được kết hợp với chì sẽ tạo nên chất kết tủa là Pb(OH)2. Với công dụng là ngăn chặn sự phát tan chì nhưng với điều kiện độ pH từ khoảng 7 – 10.

– Do các chất thải công nghiệp: Nước ở các khu công nghiệp khi chưa hoặc sau khi xử lý vẫn cồn tồn động các chất thải có chì. Từ ao hồ các chất này sẽ ngấm vào đất rồi xen lẫn vào mạch nước ngầm gây ảnh hưởng người sử dụng.

– Do hoạt động khai thác: Tình trạng khai thác các khoáng sản, kéo theo lượng kim loại nhất định.

– Do thổ nhưỡng: Tùy thuộc vào tình trạng đất ở từng khu vực. Ở một số khu vực có các tạp chất lẫn trong đất từ đó lẫn vào nước gây tình trạng ô nhiễm nước. Thường gặp ở nguồn nước giếng khoan, gây tình trạng nước bị nhiễm đá vôi, phèn và kim loại.

Những tác hại của việc sử dụng nước bị nhiễm chì

Sử dụng nước nhiễm chì không những gây ra nhiều hiện trạng ảnh hưởng sức khỏe. Mà còn để lại những hệ quả như sau:

– Ảnh hưởng đến hệ tim mạch, góp phần làm tăng huyết áp.

– Gây nên tình trạng đau đầu, đau bụng kéo dài.

– Ảnh hưởng đến thận.

– Gây nên tình trạng sinh non ở phụ nữ có thai.

– Dễ tạo tình trạng sảy thai nếu nước có nhiễm chì kết hợp nồng độ Pb cao.

Nguồn nước bị nhiễm chì và biện pháp xử lý

– Ứng dụng hệ thống lọc nước RO xử lý chỉ trong nước:

+ Nhờ vào nguyên lý thẩm thấu ngược. Nên dòng máy lọc nước RO được trọng dụng trong việc khử chì. Với áp lực từ máy bơm đẩy nước làm cho các phân tử nước chuyển động. Từ đó các chất gây hại như chì, sắt hay kim loại nặng khác bị loại ra khỏi nước.

+ Thiết kế nhỏ gọn, dễ lắp đặt.

+ Dễ vận hành và có độ xử lý nước nhanh.

+ Giá thành tầm trung. Nhưng chất lượng nước đầu ra được đảm bảo.

– Dùng máy lọc nước Nano để khử chì:

+ Thiết bị không sử dụng điện. Nên giúp tiết kiệm tối đa năng lượng tiêu hao.

+ Về mặt chi phí khá cao cho các hộ gia đình.

+ Giống như dòng RO, nước sau khi được lấy từ vòi có thể uống trực tiếp không cần đun.

Ngoài ra còn nhiều hệ thống xử lý chì khác. Để biết thêm về các dòng máy lọc chì nói riêng và các tạp chất gây hại nói chung. Khách hàng có thể liên hệ đến thông tin dưới cuối trang qua số hotline để được tư vấn. Hoặc báo giá trực tiếp cho khách hàng nếu cần.

Để lại một bình luận